🚨 Bài viết này rất dài và chi tiết. Hãy thong thả🚨

Một dự án nội thất hoàn thành là nỗ lực của hàng chục người thuộc nhiều bên liên quan như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công, nhà cung cấp vật liệu/thiết bị..v..v... Ở vị trí cục bộ của người thiết kế, việc quản lý là một khối lượng công việc lớn; quyết định sự trơn tru & kết quả dự án bên cạnh khả năng chuyên môn.

Trong bài này tôi xin phép chia sẻ một số phương pháp rất cơ bản mà tôi rút ra được, có thể áp dụng ở bất kì đâu để giúp quản lý dự án nội thất được trơn tru hơn.

186291827_2659669537666437_6726329431881508616_n.jpg

Hùng, hiện là senior spatial designer tại The Lab.

🦸‍♀️ Hiểu rõ nhân sự tham gia dự án

Tiền đề giúp một dự án chạy trơn tru là nắm rõ được nhiệm vụ, trách nhiệm của các nhân sự tham gia dự án (kể cả bản thân). Để khi có trục trặc thì ta có thể tính được đó có nằm trong phạm vi công việc (scope of work) của mình không? nếu có, mình sẽ cần trao đổi với ai, lấy approval của ai để giải quyết vấn đề.

Dưới đây là sơ đồ cơ bản về các bên tham gia & trách nhiệm liên quan trong một dự án nội thất ở The Lab Saigon, với cơ cấu nhân sự nội bô (vòng tròn nhỏ) theo mô hình agency:

1 (1).jpg

Ở nhiều công ty khác, cơ cấu nhân sự có thể không bao gồm account/producer mà chỉ gồm thiết kế với các thư bậc trách nhiệm từ thấp đến cao: Designer < Team leader < Director. Về cơ bản theo cơ cấu này thì designer & team leader sẽ kiêm nhiệm các công việc của account/producer; vấn đề của cấp dưới sẽ được duyệt bởi cấp trên trực tiếp

🧐 Ghi chú thông tin rõ ràng